Tìm hiểu luật 50+1 ở giải Bundesliga

0

Contents

Luật 50+1 ở Bundesliga có phù hợp với Ngoại hạng Anh? Sau thất bại ở Super League của các CLB Anh, luật 50+1 của bóng đá Đức được xem như là một gợi ý hay để tránh lặp lại những rắc rối trong tương lai.

luật 50+1 ở Bundesliga là gì?
luật 50+1 ở Bundesliga là gì?

Quy tắc 50+1 ở Bundesliga là gì?

Quy tắc 50+1 được Liên đoàn bóng đá Đức (DFL) sử dụng để đảm bảo rằng các đội bóng không bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư bên ngoài, như các nhà tài phiệt người Nga hay các nhà đầu tư giàu có ở Trung Đông ở Anh.

Cụ thể, một CLB chuyên nghiệp ở Bundesliga phải sở hữu ít nhất 50% số vốn và 1% còn lại thuộc về người hâm mộ. Như vậy, người hâm mộ có quyền biểu quyết và tham gia vào bất kỳ vấn đề nào của CLB và nhà đầu tư không thể nắm toàn bộ quyền kiểm soát. 

Nếu không tuân thủ theo mô hình này, DFL sẽ không cáp giấy phép hoạt động cho CLB đó.

Quy tắc này có loại bỏ các nguồn đầu tư vào Bundesliga không?

Câu trả lời là không. Các nhà đầu tư vẫn có thể chiếm cổ phần của CLB nhưng họ sẽ không thể quyết định bất kỳ điều gì nếu không có sự chấp thuận của người hâm mộ. Các CĐV có tiếng nói trong cách điều hành CLB.

Điều này ngược lại với Ngoại hạng Anh, khi hầu hết các quyết định dù tốt hay xấu đều do hội đồng quản trị đưa ra và không cần quan tâm đến cảm xúc của người hâm mộ.

Những gì diễn ra trong tuần qua là minh chứng rõ nhất cho sự bất cập của cách quản lý này. Các ông chủ của CLB toàn quyền quyết định việc tham dự vào Super League bất chấp sự phản đối dữ dội từ người hâm mộ, và sau cùng cũng phải chịu rút lui.

Luật 50+1 được áp dụng từ tháng 10/1998 và với mục tiêu bảo tồn giá trị truyền thống của một CLB hoạt động phi lợi nhuận và dân chủ.

Luật 50+1 nhằm ngăn CLB dưới quyền kiểm soát của nhà đầu tư và trao thêm quyền cho CĐV
Luật 50+1 nhằm ngăn CLB dưới quyền kiểm soát của nhà đầu tư và trao thêm quyền cho CĐV

Giá vé rẻ ở Bundesliga

Giá vé xem Bundesliga thuộc hàng rẻ nhất trong các giải đấu lớn ở châu Âu. Mùa giải 2019/20, vé mùa của Bayern Munich có giá chỉ 130 bảng cho 17 trận đấu.

Giá vé đắt nhất có lẽ là của CLB Paderborn (202 bảng), nhưng nó vẫn rẻ hơn 100 bảng so với mức giá thấp nhất ở Ngoại hạng Anh.

Hiệu ứng từ việc này là các SVĐ ở Đức luôn được lấp kín và các cĐV có thể vừa uống bia vừa cổ vũ, cùng nhau tạo ra những khán đài cuồng nhiệt đầy màu sắc với cờ, biểu ngữ.

Luật 50+1 là lý do các CLB Bundesliga vắng bóng ở Super League?

Khi nhắc đến những CLB hàng đầu châu Âu, chắc chắn không thể không kể đến Bayern Munich và Borussia Dortmund, hay cả RB Leipzig. Nhưng cả 3 CLB này đều đã nhanh chóng từ chối lời mời tham dự Super League.

Bayern và Dortmund đều ủng hộ những thay đổi mới của Champions League. Leipzig cũng cho biết họ đồng tình với sự cạnh tranh mà thể thức mới mang lại.

Nhưng cho dù muốn tham gia Super League, 3 CLB này cũng không thể bởi CĐV sẽ phản đối ý tưởng này. Điều này không giống như Anh, khi người hâm mộ không có tiếng nói trong các quyết định của CLB.

Trường hợp ngoại lệ ở Bundesliga

Bên cạnh đó, nếu các nhà đầu tư đã tài trợ cho CLB trên 20 năm thì sẽ không cần tuần theo quy tắc 50+1. 

Ở Bundesliga, có 2 trường hợp ngoại lệ. Một là Bayer Leverkusen, CLB được thành lập vào năm 1904 bởi công ty dược Bayer. Hai là CLB Wolfsburg, được thành lập vào năm 1945 bởi các công nhân của tập đoàn Volkswagen.

Trường hợp đặc biệt của RB Leipzig

Có thể nói RB Leipzig là CLB bị ghét nhất nước Đức khi đi ngược lại với quy tắc truyền thống. CLB này được tài trợ hàng chục triệu Euro vởi công ty Red Bull, và lách luật bằng cách đặt tên đội bóng là RasenBallsport Leipzig.

Leipzig đã mua cổ phần của CLB chơi ở giải hạng 4 SSV Markranstadt vào năm 2009, sau đó đổi tên và dùng khoản đầu tư khổng lồ để có được vị trí hiên tại ở Bundesliga.

Về mặt lý thuyết, RB Leipzig chưa phá vỡ nguyên tắc của luật 50+1, nhưng thay vì có hàng nghìn thành viên tham gia vào việc điều hành CLB, họ chỉ có 20 người, và tất cả đều là nhân viên của Red Bull. 

Càng ít thành viên, chủ đầu tư càng dễ đưa ra những quyết định theo ý muốn. Mọi chuyện còn dễ đàng hơn khi các thành viên đều thuộc biên chế của công ty. Đó là một trong những lý do vì sao Leipzig bi nhiều CĐV truyền thống ghét bỏ.

Nhược điểm của luật 50+1 ở Bundesliga là gì?

Nhược điểm lớn nhất là Bundesliga không nhận được nhiều khoản đầu tư như các giải đấu khác. Khi một tỉ phú không thể đến tiếp quản các CLB, khoảng cách giàu nghèo giữa Bayern Munich và các CLB còn lại càng trở nên trầm trọng.

Gần như chắc chắn Bayern sẽ là nhà vô địch Bundesliga năm nay, cũng là lần thứ 9 liên tiếp. Sự độc tôn này sẽ có thể bị phá vỡ nếu các đội bóng khác giàu hơn, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của giải đấu.

Một cuộc đua danh hiệu gay cấn hơn sẽ dễ được đón nhận trên thị trường thế giới, và cũng sẽ có nhiều tiền hơn cho tất cả CLB của Bundesliga.

Sự phát triển lớn mạnh của RB Leipzig thời gian gần đây có làm giải VĐQG Đức có thêm tính cạnh tranh, nhưng lật đổ Bayern không phải điều dễ dàng khi Hùm xám đang là ĐKVĐ châu Âu.

Luật 50+1 có thể áp dụng ở Anh không?

Bóng đá ở Anh cũng hình thành từ tầng lớp lao động như ở Đức, nhưng nó đã phát triển theo hướng khác. Ngoại hạng Anh cho phép sự đầu tư từ bên ngoài, từ Roman Abramovich của Chelsea đến hàng tỷ đô la của Sheikh Mansour ở Man City, hay những khoản đầu tư của các ông chủ người Mỹ tại Liverpool, Man United và Arsenal.

Nhờ vậy, Ngoại hạng Anh là giải đấu giàu có và nổi tiếng nhất thế giới. Doanh thu từ bản quyền truyền hình và từ hoạt động thương mại là rất lớn. Vì vậy, sẽ rất khó nếu phải thay đổi sang những quy tắc như 50+1 hay để CĐV cùng tham gia điều hành.

Luật 50+1 khó thành công ở Ngoại hạng Anh do tính chất giải đấu
Luật 50+1 khó thành công ở Ngoại hạng Anh do tính chất giải đấu

Tuy nhiên, người hâm mộ vẫn rất quan trọng và hoàn toàn có thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Việc 6 CLB BigSix phải nhanh chóng rút lui khỏi Super League là một ví dụ. Dù chưa biết những cuộc biểu tình có thể đưa sự việc này đi xa đến đâu, nhưng chắc chắn ông chủ của các CLB sẽ phải hành động có trách nhiệm và lắng nghe CĐV nhiều hơn.

Leave A Reply

Your email address will not be published.